Kỹ thuật chăm sóc cá Koi Nhật

Phong trào nuôi cá chép Nhật, hay cá Koi hiện nay đang rất phổ biến tại Việt Nam và kỹ thuật chăm sóc cá Koi Nhật ngày một được chú trọng. Cùng thuộc họ cá chép nên cá Koi có đặc điểm lớn nhanh, phàm ăn; tuy nhiên do nuôi làm cảnh và trong môi trường nhân tạo lên việc chăm sóc cá Koi thường khó khăn hơn. Có rất nhiều khách hàng hỏi Hocakoi.vn về vấn đề chăm sóc cá Koi, như nên cho ăn thức ăn gì, viên to hay nhỏ; trời mưa thì cần làm gì…. Sau đây Hocakoi.vn xin được hướng dẫn một số kỹ thuật chăm sóc cá Koi mà các Koikichi cần lưu ý sau:

Contents

Chất lượng nước trong hồ Koi.

Độ pH của hồ cá bao nhiêu là phù hợp?

Cá Koi sống trong nước, vì vậy quản lý chất lượng nước cho hồ Koi là rất quan trọng, thêm vào đó, cá Koi phát triển nhanh và có những Koi đạt kích cỡ lên đến hơn 1m, vì vậy kích cỡ hồ để nuôi cũng cần phải phù hợp với số lượng nuôi để cá phát triển được tốt nhất. pH lý tưởng cho hồ Koi từ 6,5-8, nếu pH thấp hơn có thể bổ xung thêm san hô hoặc vỏ hàu, sò để tăng pH, tuy nhiên đây chỉ là biện pháp thực tế, để lâu dài cần điều chỉnh lại nguồn nước cấp vào hồ cá. Thường pH hồ sẽ cao khi là hồ mới và sau một thời gian nuôi sẽ ổn định hơn và thường duy trì khoảng dưới 8.

Yếu tố nhiệt độ nước trong chăm sóc cá Koi

Nhiệt độ cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cá, cá rất dễ bị sốc nếu khoảng nhiệt chênh lệch quá lớn, lên cần phải lưu ý cân nhiệt khi thả cá mới vào hồ. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình sinh hóa của cá, khả năng phân hủy các chất trong hồ, vì vậy cần chú ý khi nhiệt độ nước cao, trên 30oC lên cho cá ăn ít vào thời điểm trời mát hoặc tạm ngưng cho cá ăn. Nhiệt độ nước thấp dưới 14oC lên ngừng cho ăn vì khả năng tiêu hóa của cá giảm thấp, hoặc cho ăn loại thức ăn có chứa tinh bột nhiều, giúp cá dễ tiêu hóa hơn.

Các chỉ số liên quan

Một số chỉ tiêu cần lưu ý nữa cho hồ cá là chỉ số về NH3/NH4+ và NO2/NO3, liên quan đến vi sinh và thay nước của hồ cá. Khi cá thải phân và thức ăn thừa bị phân hủy sẽ tạo ra NH3/NH4+, nhờ các chủng vi sinh phân hủy Nito chúng sẽ được chuyển thành NO2 sau đó là NO3 và được loại ra khỏi hồ bằng phương pháp cấp nước mới hoặc trồng một số cây thủy sinh hấp thụ NO3. Khi các hàm lượng các chất trên ở trong hồ tăng cao sẽ ảnh hưởng, gây độc cho cá, làm cá yếu, dễ stress, dễ bị nhiễm bệnh và để lâu có thể gây chết cá.

Hàm lượng NH3/NH4 cao liên quan đến vi sinh trong hồ phát triển kém, khắc phục bằng cách tăng cường bổ xung các chế phẩm vi sinh có chứa các chủng vi khuẩn xử lý Nito, giảm lại lượng thức ăn cho cá. NO3 trong hồ cao do hồ ít thay nước, lâu ngày không vệ sinh, điều chỉnh bằng thay nước hàng ngày và vệ sinh hệ lọc theo định kì. Một số chỉ số khác của nước hồ như Cl cũng cần được lưu tâm, thường là do thay nước máy có chứa Clo quá nhiều vào hồ, dễ làm cá bị sốc, vì vậy cần lưu ý khi thay nước cho cá, không thay nhiều quá 30%, nhất là với hồ nhỏ chỉ lên thay từ từ.

chăm sóc cá koi khỏe mạnh

Rêu, tảo trong hồ cá Koi 

Trong hồ cá Koi, rêu và tảo sẽ phát triển một cách tự nhiên và tạo lên 1 hệ sinh thái trong hồ; tuy nhiên hồ Koi nuôi làm cảnh lên nếu để tảo phát triển sẽ làm nước có màu xanh, ảnh hưởng đến việc ngắm đàn cá của bạn. Vì vậy hầu hết các hồ Koi đều có gắn thêm đèn UV để diệt tảo, lưu ý đèn cần được gắn ở khoang lọc hoặc khoang kín, không gắn trực tiếp ngoài hồ vì ảnh hưởng đến cá cũng như người chơi. Việc rêu phát triển quá mạnh có thể ảnh hưởng đến Oxy trong hồ, làm cá dễ thiếu Oxy vào ban đêm, vì thế hồ Koi lên có thêm sủi hoặc làm thác nhỏ tạo oxy cho cá.

Hồ cá Koi được chăm sóc cẩn thận

Thức ăn cho việc chăm sóc cá cá Koi

Koi là loài ăn tạp, do là họ nhà cá chép lên đặc tính là ăn đáy, ăn từ động vật đến thực vật, qua nhiều thời gian lai tạo và nuôi dưỡng thì Koi đã quen với việc ăn thức ăn nổi. Thi thoảng chúng ta vẫn thấy những chú Koi yêu quý của mình gặm rêu ở đáy hoặc thành hồ, đó là do chúng vẫn giữ được đặc tính sinh học của mình.

Lựa chọn thức ăn theo kích cỡ của cá

Chọn thức ăn cho cá Koi cần lưu ý chọn đúng theo kích cỡ cá, và chọn theo mùa để tối ưu nhất cho cá. Với cá nhỏ dưới 20cm, lên cho ăn cám có size S để vừa miệng cá, cá lớn hơn dùng thức ăn size M hoặc size L. Lượng thức ăn cho ăn được tính từ 3-5% trọng lượng với cá nhỏ và nhỡ, size dưới 50cm, cá càng to thì lượng thức ăn trên trọng lượng cá càng giảm, dưới 2% một ngày.

Và lượng thức ăn lên điều chỉnh theo tình trạng cá và chất lượng nước của hồ, nếu thấy cá mệt, bỏ ăn lên tạm ngừng cho ăn để theo dõi tình trạng của cá. Khi thấy nước hồ có dấu hiệu xấu đi cũng lên ngừng cho ăn, khắc phục để nước trở lại tình trạng tốt rồi mới bắt đầu cho ăn lại. Việc cho ăn khi cá yếu, stress, nước hồ xấu chỉ làm cá của bạn thêm yếu hơn, dễ bị bệnh hơn.

Lựa chọn thức ăn theo mục đích nuôi 

Lựa chọn loại thức ăn cũng khá quan trọng, việc chọn cám còn phụ thuộc vào mục đích chơi cá. Nếu chỉ nuôi cá bình thường thì có thể dùng thức ăn tăng trưởng, cân bằng; nuôi cá với mục đích Growth thì nên dùng các loại cám có hàm lượng đạm cao, giúp cá tăng trưởng và phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó có thể bổ xung các loại thức ăn tăng màu, tuy nhiên thức ăn tăng màu cần trộn với các loại thức ăn, không lên ăn liên tục quá 3 tháng, và lên ngưng ăn trước 2 tháng nếu có ý định đưa cá đi thi các cuộc Koishow.

Thức ăn cho Koi có cả loại chìm và nổi, và lời khuyên tốt nhất là lên cho ăn hỗn hợp 2 loại cám trên để cho tất cả cá nuôi trong hồ nhà bạn được ăn một cách tốt nhất. Rất nhiều người chơi sử dụng các loại thức ăn khác như các loại rau quả, sâu, nhộng…, vì Koi ăn tạp lên nó sẽ ăn được hết các loại trên. Tuy nhiên cần lưu ý rửa thật sách các loại rau củ, có thể sát trùng để tránh mang mầm bệnh đến cho cá; với thức ăn là động vật lên làm chín trước khi cho cá ăn.

Đàn cá Koi cần được chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ

Chăm sóc cá Koi tránh bệnh

Cũng như các loại động vật khác, những chú cá Koi đều có thể nhiễm bệnh. Một số bệnh hay gặp phải ở cá Koi như nhiễm sán, trùng mỏ neo, rận cá, nhiễm khuẩn, nấm….

Chế độ chăm sóc tốt kèm quản lý chất lượng nước tốt sẽ giúp cho hồ Koi của bạn khỏe mạnh và ít bị bệnh hơn. Việc điều trị bệnh trên cá Koi sẽ dễ dàng hơn nếu được phát hiện kịp thời, các bạn lên quan tâm đến các dấu hiệu bất thường ở cá Koi như liệng người, cạ đáy, bỏ ăn, nằm đáy, có các vết lạ trên người…

Với một số bệnh đơn giản như cá hơi đỏ người, stress, có thể tiến hành bổ xung muối từ 3-5kg/m3 đồng thời ngưng ăn vài hôm để giúp cá tốt hơn. Tuy nhiên với các bệnh khác nặng hơn cần đến sự can thiệp của thuốc cùng với kỹ sư chuyên ngành về thủy sản, không nên điều trị bừa nếu không nắm được chính về nguyên tắc điều trị bệnh, việc đó có thể trả giá bằng cả hồ Koi của bạn.

Cá Koi khỏe mạnh bơi lội tự do trong nước

Để có một đàn cá khỏe là kết quả tổng hợp từ môi trường nước, chế độ cho ăn, chăm sóc và quản lý được bệnh tật của cá, Hocakoi.vn  kính chúc quý khách hàng luôn khỏe mạnh để phát triển thêm phong trào chơi Koi ở Việt Nam.

Mọi yêu cầu hỗ trợ kĩ thuật vui lòng liên hệ với Hocakoi.vn tại Hà Nội, Đà Nẵng hoặc TP. Hồ Chí Minh.